Quan điểm sáng tác The_Dark_Side_of_the_Moon

The Dark Side of the Moon chủ yếu được xây dựng dựa trên những thử nghiệm mà Pink Floyd đã thực hiện ở các buổi trình diễn trực tiếp và trong các bản thu thanh trước kia, nhưng thiếu hẳn những âm thanh "trội" của những nhạc cụ mở rộng (kỹ thuật thu âm mới) mà theo nhà phê bình David Fricke thì điều này đã trở thành nét đặc trưng riêng của ban nhạc kể từ khi thủ lĩnh Syd Barrett rời nhóm vào năm 1968. Người thay thế anh là David Gilmour cho rằng những nhạc cụ đó là "thứ gây phê ngẫu hứng", còn theo Waters thì album năm 1971, Meddle, chính là bước ngoặt giúp họ xác định được những gì sẽ thực hiện trong album này. Ca từ của The Dark Side of the Moon bao gồm sự mâu thuẫn, lòng tham, thời gian, cái chết, sự điên rồ: tất cả đều được lấy cảm hứng một phần từ trạng thái suy nhược thần kinh của Barrett, người từng là sáng tác và viết lời chính của ban nhạc.[10] Đây là một album thực sự đáng chú ý về việc sử dụng musique concrète[6][nb 3] với thứ ca từ trừu tượng triết lý – điều từng được thể hiện rất nhiều trong các sáng tác khác của họ.

Mỗi mặt của album là một chuỗi không dừng các ca khúc. 5 ca khúc của mỗi mặt thuật lại rất nhiều khía cạnh của cuộc sống, bắt đầu và kết thúc bởi tiếng đập của trái tim, khám phá những trải nghiệm của con người, và (theo Waters) "sự đồng cảm"[10]. "Speak to Me" và "Breathe" đã cùng nhấn mạnh các yếu tố trần tục và phù phiếm của cuộc sống mà đi kèm với sự hiện diện của việc điều trị bệnh điên, và tầm quan trọng của cuộc sống của chính mình — "Don't be afraid to care" ("Đừng sợ việc quan tâm")[24]. Lấy bối cảnh tại sân bay, "On the Run" nói về những áp lực và sự lo âu trong mỗi chuyến đi, đặc biệt với nỗi sợ bay của Wright[25]. "Time" trình bày cách thức mà thông qua của nó có thể kiểm soát cuộc sống của mình và đem tới một lời cảnh báo cho những người vẫn còn tập trung vào các khía cạnh trần tục; thứ đi kèm với cô đơn và tự ti thể hiện trong "Breathe (Reprise)". Mặt A được kết thúc bởi phần giọng của Wright và Torry trong một ca khúc ẩn dụ về cái chết "The Great Gig in the Sky"[6]. Mở đầu với tiếng chơi xèng và mất tiền, ca khúc đầu tiên của mặt B, "Money" chế giễu sự tham lam và việc tiêu xài bằng cách sử dụng ca từ khá lộ liễu cùng với những hiệu ứng âm thanh đặc biệt (thực tế, đây lại là ca khúc được biết đến nhiều nhất của album với rất nhiều bản hát lại từ nhiều ban nhạc khác)[26]. "Us and Them" lại nói về sự cô lập của bệnh trầm cảm với hình ảnh của sự đối đầu giữa hai phân thân nhằm nói lên các mối quan hệ cá nhân. "Any Colour You Like" liên quan tới sự thiếu thốn trong lựa chọn của xã hội con người. "Brain Damage" đề cập tới các vấn đề tâm thần từ việc có được vinh quang và thành công trên cả mong đợi, đặc biệt câu hát "and if the band you're in starts playing different tunes" là hình ảnh về sự ra đi của Syd Barrett. Album kết thúc với "Eclipse", ca khúc tán thành các định đề về sự phá hủy cũng như hợp nhất, từ đó muốn người nghe hình dung được những quan điểm chung được chia sẻ bởi toàn nhân loại[27][28].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: The_Dark_Side_of_the_Moon http://www.capif.org.ar/Default.asp?PerDesde_MM=0&... http://www.ifpi.at/?section=goldplatin http://www.aria.com.au/pages/httpwww.aria.com.aupa... http://www.smh.com.au/articles/2004/02/22/10773846... http://www.theage.com.au/articles/2003/06/23/10562... http://www.abc.net.au/myfavouritealbum/top100.htm http://www.ultratop.be/en/showitem.asp?interpret=P... http://www.collectionscanada.gc.ca/rpm/028020-119.... http://store.acousticsounds.com/index.cfm?get=deta... http://www.allmusic.com/album/r2242794